Kinh nghiệm mở cửa hàng quần áo, Shop thời trang
Kinh doanh quần áo, thời trang là 1 lĩnh vực mà nhiều chị em lựa chọn để gửi gắm hy vọng cũng như thử sức và mong được phát huy các sở trường về khả năng làm đẹp cho mình và mọi người. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của mình và theo quan sát, học hỏi mọi người thì tôi có một số chia sẻ như sau.
– Bạn nên mở shop vì nhu cầu rất nhiều, đa dạng, chỉ cần shop của bạn mang 1 bản sắc riêng nào đó thu hút lượng khách quen thì shop sẽ rất phát triển.
– Bạn không nên mở shop nếu:
+ Bạn chưa đủ kinh nghiệm: Người ta thường khuyên hãy kinh doanh về lĩnh vực mà bạn có sự đam mê yêu thích, có sở trường về lĩnh vực đó. Lý do là vì nếu bạn đam mê, yêu thích thì bạn sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn và thường nếu bạn có đam mê, yêu thích về lĩnh vực nào đó phần lớn là bạn sẽ có khá nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực đó. Sự đam mê, yêu thích, có kinh nghiệm (có sở trường) về lĩnh vực mà mình kinh doanh sẽ là một lợi thế khi bạn khởi nghiệp kinh doanh. Còn nếu chưa có kinh nghiệm thì bạn hãy bắt đầu từ rất nhỏ, đi từ từ và học hỏi dần dần.
+ Bạn chưa đủ vốn: Cũng rất nhiều người mở ra trước bạn, cùng thời điểm với bạn và sau bạn. Sự cạnh tranh sẽ rất khốc liệt nếu bạn không trường vốn (Ví dụ: Nếu mở 1 shop 80 -100 tr thì bạn phải có 120tr)
Ở đây tôi không khuyên bạn nên hay không nên mở shop. Trên đây chỉ là phân tích qua tình hình vậy. Còn đây là kinh nghiệm của tôi:
1. Xác định khách hàng mục tiêu
Trước tiên phải xác định mục tiêu khách hàng ban đầu của bạn là ai, nam nữ già trẻ lớn bé, thanh niên.
Ví dụ như tôi. Tôi chọn chủ yếu hàng nữ và một ít hàng nam, Chất lượng và styles dành cho thanh niên có phong cách ăn mặc sành điệu. Tôi chọn khách hàng kiểu này vì hàng dễ bán và họ cũng không lăn tăn nhiều về giá cả. Vì thế mà lãi trên một sản phẩm là kha khá. (Tôi cũng có ý định bán kèm một số mặt hàng thời trang khác đi kèm như: dây lưng, ví da, kính, dây chuyền, mũ, bốt, giày… những thứ mà sẽ rất phù hợp khi đi kèm với những bộ quần áo mà tôi lựa chọn. Tôi cũng nghĩ khi họ mua quần áo của mình, hoàn toàn dễ hiểu khi họ sẽ chọn những phụ tùng kia để có phong cách hơn. Cái này gọi là sự “ăn theo”)
2. Thời điểm mở shop phải theo mùa
Mở shop vào đầu các vụ, ví dụ muốn bán hàng mùa hè thì mở vào khoảng tháng 4 dương lịch, mùa đông thì nên mở vào tháng 11. Nhưng lưu ý là việc lấy hàng vào đầu vụ phải cẩn thận, mới đầu mùa các mối hàng chưa tung ra nhiều mẫu mới, nhiều khi dính phải hàng tồn. Chỗ quen biết nhiều khi cũng chưa hẳn tốt đến mức mang hàng mới giá hợp lý giao cho bạn đâu. Nếu chọn được nguồn hàng khác lạ thì kể cả hàng năm trước lấy về cũng được.
3. Vốn huy động
Ngoài vốn tự có, như lời khuyên của mình ở trên, nếu bạn có 100-120tr, thì bạn nên bỏ 50tr ra để mở shop quy mô 80tr. 30 triệu còn lại bạn nên đi vay mượn người thân bạn bè (trả lãi bằng lãi suất huy động của ngân hàng hoặc nếu vay không lãi được thì càng tốt). Làm điều này để bạn có thêm sức ép, vốn cũng không bị cụt nếu trong thời gian đầu mới mở chưa hút khách lắm thì còn vốn dự trữ để trang trải chi phí các tháng đầu, lấy hàng cho các vụ sau. Tóm lại, người mới tập tành vào kinh doanh quần áo này thì cần trường vốn chút để dễ bề xoay sở.
– Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thu hút khách hàng nhìn thấy và vào cửa hàng (chưa biết có mua hay không). Shop nên có chỗ để xe (tức là tùy xem nơi đó đông đúc thế nào mà có chỗ để xe cũng được mà không có chỗ để xe tức là xác định bán cho dân cư sống quanh đó), đường 2 chiều, hoặc phố nhỏ nhưng nhiều cửa hàng cửa hiệu san sát vì người ta hay mua sắm theo tập quán, khu đông dân cư.
– Nếu nhắm vào đối tượng sinh viên thì chọn các khu đông sinh viên và đã hình thành 1 dãy các cửa hàng phục vụ sinh viên (Ví dụ: Ngõ 1 phố Tôn Thất Tùng chẳng hạn)
– Ở Hà Nội thì có thể chăm chỉ lên các diễn đàn, trang web rao vặt như lamchame.com, enbac.com,… để làm marketing online nhằm thu hút các khách ở xa tìm đến mua.
5. Nguồn hàng
– Dù là trước mắt hay lâu dài, tìm được nguồn hàng tốt cũng là điều cực kỳ quan trọng. Việc này mình cũng không biết thế nào mà nói rõ hết cho bạn biết được mà cần có sự tích lũy kinh nghiệm trong quá trình bạn giao dịch.
– Vì lý do này mà mình khuyên bạn nên thâm nhập từ từ vào ngạch kinh doanh thời trang để có kinh nghiệm. Ban đầu có thể bán hàng online quy mô nhỏ (đừng nghĩ đến việc giao tận nơi nếu như không có khả năng đảm nhận – ở đây chỉ là quảng cáo online để khách họ đến). Sau đó nâng cấp thành shop nhỏ là hợp lý và là bước đi vững chắc.
6. Cửa hàng:
– Design sao cho đẹp và sao cho tiện khách xem hàng cũng như thử đồ là một yếu tố quan trọng. Yếu tố ấn tượng sẽ tạo được sức thu hút ban đầu. Tôi thấy ở HN có rất nhiều cửa hàng thiết kế rất cá tính và rất rẻ (bạn mà ko lưu ý về chuyện giá thành của viêc làm mới cửa hàng của bạn, nó sẽ ngốn rất nhiều tiền đấy). Phong cách thiết kế phải tạo ra được sự sang trọng mà phải gần gũi, tạo sức tò mò mà không khó hiểu.
– Bạn cũng nên lưu ý về chỗ để xe và chỗ thử đồ nữa. Cái này cũng rất quan trọng, không phải với mình, mà là với khách hàng.
7. Chất lượng và dịch vụ:
– Bạn cũng có thể phải quan tâm tới yếu tố thời trang và độ bền của sản phẩm. Mua về được sản phẩm mà mọi người thích không phải là dễ, đòi hỏi bạn phải có con mắt nghệ thuật và am hiểu tâm lý khách hàng. Cũng đòi hỏi bạn phải kiếm được nguồn hàng tốt, tốt không chỉ về giá mà còn tốt cả về những chất lượng nữa.
– Dịch vụ: Bạn phải là người tiếp chuyện khách hàng tốt. Đưa ra những lời khen hợp lý về những gu thẩm mỹ tốt của khách hàng. Cách bạn quan tâm tới xe cộ của khách hàng cũng khiến cho khách hàng hài lòng.
– Bạn có thể tăng thêm các dịch vụ kèm theo như tôi đã nói ở trên, bán kèm hoặc tặng phụ kiện cho quần áo, phụ kiện điện thoại, nhẫn vòng, dây lưng, kính mát …
8. Quản lý cửa hàng
Sau một thời gian kinh doanh: lượng khách hàng nhiều, giao dịch nhiều, thuê nhân viên bán hàng, cảm thấy khó khăn trong quản lý sổ sách excel, cũng như bạn có một số băn khoăn như:
– Bạn không xác định được doanh thu lãi lỗ?
– Bạn băn khoăn không biết hàng còn hay hết?
– Bạn cảm thấy mệt mỏi với việc cộng sổ sách?
– Bạn không rõ chính xác mặt hàng nào bán chạy, bán chậm?
– Bạn luôn phải nhớ nợ nần của nhà cung cấp, khách hàng?
– Bạn nghi ngờ nhân viên không trung thực trong bán hàng?
– v.v..
Lúc này bạn nên cần tham khảo một giải pháp để quản lý cửa hàng hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn, không mất nhiều thời gian trong việc cộng sổ sách (nhiều khi không chính xác), mất thời gian trong việc kiểm kê hàng hóa. Một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiêp sẽ giúp nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho, theo dõi doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – không nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của shop… Khi đó bạn có thể tham khảo bài viết Lựa chọn phần mềm bán hàng như thế nào?
Nguồn sms-mart.net sưu tầm