Hiểu đúng nghĩa “Đối thủ” trong kinh doanh cửa hàng tạp hóa và mini mart

Đa phần các chủ cửa hàng kinh doanh tạp hóa và mini mart đều có thói quen “quy chụp” những quầy hàng xung quanh mình đều coi họ là đối thủ. Vậy khái niệm đối thủ trong việc kinh doanh cửa hàng tạp hóa, mini mart hiểu thế nào cho đúng, và dựa vào những yếu tố nào để có thể biết đó là bạn hay thù.
big-sumo-vs-small-sumo
“Đối thủ” trong kinh doanh cửa hàng tạp hóa và mini mart
1. Phân khúc khách hàng
Nếu hai quầy hàng gần nhau, nhưng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. VD: Một quầy hàng tập trung vào nhóm khách hàng cao cấp, họ tập trung vào những sản phẩm có giá trị cao, thì quầy hàng bên cạnh tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng tầm trung thì cả hai chủ quầy hàng nên vui mừng vì mình có vị hàng xóm tốt của nhau.
2. Quy mô quầy hàng
Trong việc xác định đối thủ của nhau, quy mô quầy hàng cũng là một trong những yếu tố có thể dựa vào đó để đưa ra quyết định họ có phải đối thủ của mình không. Đương nhiên nếu quy mô quầy hàng của mình nhỏ hơn quầy hàng bên cạnh khá nhiều thì đó cũng là một trở ngại khá lớn trong công việc kinh doanh cửa hàng tạp hóa hay mini mart của mình, ngược lại với những quầy hàng có quy mô lớn hơn hẳn thì các quầy hàng nhỏ bên cạnh gần như không phải đối thủ của mình, mà họ chỉ nên được xét vào diện đối thủ tiềm năng.
3. Vị trí địa lý
Trong việc kinh doanh cửa hàng tạp hóa, mini mart truyền thống, ở các khu vực nội thành ở các thành phố lớn, phạm vi cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng thông thường chỉ trong phạm vi bán kính 1km là tối đa, chính vì vậy, với những quầy hàng ở ngoài phạm vi đó nên coi đó là bạn, thậm trí có thể kết hợp với nhau theo kế liên kết quầy xa đánh quầy gần cũng là một trong những cách hay để có thể tạo cho mình lợi thế cạnh tranh.
4. Nhóm sản phẩm tập trung
Nếu một chủ quầy hàng có kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tạp hóa, mini mart đều biết rằng để quầy hàng của mình phát triển và tạo lợi thế cạnh tranh cũng như thế mạnh cho mình cần phải biết cửa hàng mình đang tập trung vào nhóm sản phẩm nào.
Cũng giống như nhóm đối tượng khách hàng tập trung, thì nhóm hàng hóa tập trung cũng dễ dàng có thể nhận ra được, đương nhiên nhóm hàng hóa này phải được đồng bộ và phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu ở trên.
5. Kinh nghiệm 
Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tạp hóa, mini mart là một lợi thế cạnh tranh rất khó để có thể mang ra so sánh, nếu chủ cửa hàng kinh doanh bán lẻ tạp hóa này có thâm niên và tư duy tốt thì đó là một lợi thế vô cùng lớn trong công cuộc cạnh tranh với các quầy hàng đối thủ. Nhưng trước khi tự tin với kinh nghiệm của mình cần hiểu rõ về khái niệm của kinh nghiệm, nó không đơn giản chỉ là  thâm niên kinh doanh quầy hàng tạp hóa, hay mini mart, mà đó là tư duy, những điều đúc rút ra trong quá trình kinh doanh của mình.
Xu hướng cạnh tranh trong thời gian tới đó chính là những cá nhân, tổ chức có thế mạnh về tài chính đầu tư sang bán lẻ, sẽ dẫn đến làn sóng cạnh tranh về: Dịch vụ, chuỗi, tư duy…
Nguồn sms-mart.net chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *