Kinh nghiệm mở siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi

Kể từ khi các “ông lớn” bán lẻ đổ bộ ồ ạt vào thị trường Việt Nam, các cửa hàng bán lẻ truyền thống bị “thất sủng”, lép vế bởi thua thiệt cả về quy mô và số lượng sản phẩm. Trước thực trạng này, nhiều cửa hàng đã biết tự tìm lối đi bằng cách nâng cấp mô hình hiện tại lên thành các siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi, phân khúc thị trường ngách này thực sự đã mang lại hiệu quả kinh doanh rõ rệt cho nhiều đơn vị. Tuy nhiên không phải bất kì mô hình nào cũng chuyển đổi thành công bởi nhiều lí do, vì vậy nên bài viết này sẽ bàn về những kinh nghiệm mở siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi giúp các cửa hàng có một định hướng rõ ràng khi thực hiện.

01

 

Có rất nhiều yếu tố quan trọng, thế nên trước khi bạn xác định kinh doanh hay chuyển hướng kinh doanh thì cũng nên làm rõ những yếu tố sau sao cho phù hợp với tình hình tài chính, đặc điểm sản phẩm.

1. Địa điểm

Kinh nghiệm mở siêu thị mini là cần chọn những nơi đông dân cư, giao thông đi lại không quá khó khăn, địa điểm dễ nhìn, dễ tìm. Bạn cũng không nên chọn những địa điểm đã có mật độ dày đặc các siêu thị mini để giảm thiểu mức độ cạnh tranh. Nếu như có thể thì địa điểm mở siêu thị và chỗ bạn ở nên một chỗ hoặc phải gần nhau, như vậy bạn sẽ tận dụng được công việc gia đình khác cũng như yên tâm hơn trong việc quản lý hàng hóa, thoải mái bày hàng, tận dụng làm việc gia đình.

 

2. Sản phẩm

Trong kế hoạch nhập hàng thì bạn nên phân loại nhóm hàng hóa ra rồi chọn một số nhóm hàng chủ yếu: Thực phẩm – Hóa phẩm – Mỹ phẩm – Baby – Bánh kẹo…Không nên vừa kinh doanh thực phẩm cùng với những đồ gia dụng (chậu – dao – xoong..) vì như thế rất lan man, lâu hồi vốn, hãy cân đối để đưa ra quyết định cuối cùng.

3. Giá cả

Hãy điều tra kĩ giá trong khu vực, đừng thấp quá mà cũng đừng cao quá. Với lại giá bán sẽ phụ thuộc rất nhiều vào số lượng hàng bạn lấy trên một đơn hàng, bởi càng lấy nhiều thì sẽ được chiết khấu cao hơn cũng như tiền trưng bày của các nhà cung cấp. Để lấy được giá hợp lý bạn nên tìm đến giám sát bán hàng khu vực để trao đổi, như thế sẽ hạn chế được nhân viên bán hàng cung cấp thông tin không đúng cho bạn. Một số chủ cửa hàng chia sẻ rằng bọ bị một số nhân viên bán hàng hay nói dối theo kiểu này: Công ty đề ra chế độ mua 5 thì được tặng một nhưng nhân viên bán hàng lại nói phải mua 8 mới được tặng 1 hoặc là tỷ lệ chiết khấu cũng thế, thực tế mua đơn hàng 1 triệu được chiết khấu 5 % nhưng nhân viên bán hàng lại nói mua 1,3 triệu thì mới được chiết khấu 5 %). Bạn phải lưu ý những vấn đề này để có thể nhập được giá tốt nhất.

bi-quyet-thanh-cong-cua-sieu-thi-ban-le-1

 

4. Chất lượng sản phẩm

Bạn không nên nhập hàng của nhân viên tiếp thị nếu như không biết trụ sở của nhà cung cấp đó ở đâu, vì hiện nay đặc biệt là hàng thực phẩm và mỹ phẩm có rất nhiều hàng giả, đừng ham rẻ mà nhập hàng bạn sẽ mất khách ngay bởi người tiêu dùng giờ rất thông thái.

5. Trưng bày

Bạn nên mua kệ trưng bày. Ngoài ra còn phải mua tủ mát. Nếu doanh số bán chậm thì hãy thử thay đổi vị trí nhóm hàng hóa. Thay đổi khi nào cảm thấy doanh số tăng hoặc ổn định là được, hoặc trưng bày theo mùa (tết thì bày bánh kẹo ra ngoài, 8/3 nên bày mỹ phẩm ra ngoài…). Ánh sáng trong cửa hàng phải đảm bảo, hãy làm cho cửa hàng thật chật chội nhưng phải ngăn nắp. Cảm thấy bắt mắt và hàng hóa đa dạng thì khách hàng mới vào.

6. Nhân sự

Với diện tích 60m2 thì mình nghĩ chỉ cần tối đa 4 nhân viên bán hàng chia làm hai ca. Nhân sự phải là những người tin tưởng, bán hàng này nói chung là trên một sản phẩm rất ít nên không quản lý được sẽ lỗ chắc. Hãy đào tạo nhân sự những vấn đề cơ bản sau: Không ban giờ để khách hàng bực tức bỏ đi, trả tiền thừa bằng hai tay, dạ vâng thưa gửi rõ ràng…

ke_go_vuong

 

7. Quảng cáo

Hãy khuếch trương cửa hàng bằng tấm biển quảng cáo lớn, âm thanh. Đặc biệt là hôm khai trương nên xây dựng chương trình khuyến mại có thể bán lỗ ít hoặc hòa vốn những sản phẩm thiết yếu để thu hút khách hàng tới. Điều quan trọng là phải để khách hàng biết về thông tin đó bằng những tấm băng rôn trước cửa hoặc phát tờ rơi trước đó mấy ngày trong vòng bán kính nào đó mà bạn thấy phù hợp.

8. Quản lý

Với quy mô như thế này nên sử dụng phầm mềm quản lý bán hàng, đầu đọc mã vạch, máy in hóa đơn và giá. Phần mềm có thể giúp bạn quản lý kho, quản lý sản phẩm, lưu trữ thông tin và lịch sử giao dịch khách hàng, gửi báo cáo theo tuần/tháng/quí,…Chức năng phân quyền nhân viên sẽ giúp hạn chế tối đa cơ hội gian lận của cả nhân viên và khách hàng.

Mặc dù việc nâng cấp và mở rộng quy mô sẽ tiêu tốn nhiều ngân sách nhưng bạn hãy cân nhắc kĩ để xác định xem có nguồn chi phí nào không cần thiết có thể cắt giảm không? Làm sao để mở rộng nguồn khách hàng cũ? Ví dụ trước đây chủ yếu phụ vụ khách trong bệnh viện giờ có thể mở rộng cho khách đi đường và khu vực lân cận, cung cấp dịch vụ mang hàng tận nhà. Nếu có mặt bằng đẹp thì nên tận dụng mặt bằng sao cho hiệu quả hơn? Nếu bạn có thể gia tăng lợi nhuận khoảng 10% và cắt giảm chi phí cũng bằng đó thì cũng có thể gọi là thành công rồi.

Nguồn sms-mart.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *