Những chia sẻ kiếm thức về kinh nghiệm mở cửa hàng thực phẩm sạch

Em: 7 năm đi làm bên mảng thực phẩm, xúc tiến phát triển thị trường nông sản cho các vùng sản xuất (phi lợi nhuận) vì em đi làm các dự án. Ở HN, các siêu thị Big C, Metro, minimart, cửa hàng thực phẩm, . . . em tiếp cận khá nhiều nhưng rút lại như sau:
+++ Big C và metro: mục tiêu của họ là giá rẻ, không hướng đến sản phẩm chất lượng, có nhiều chiêu trò không minh bạch về nguồn gốc (cái này em ko nói chi tiết thêm được vì ảnh hưởng nhiều yếu tố — thuộc nội dung AI CŨNG BIẾT CHỈ MỘT NGƯỜI KHÔNG BIẾT)
+++ Mini Mart thì hướng đến nhiều các hàng hóa tiêu dùng như Omo, bánh kẹo, . . thực phẩm ít và không quá đa dạng (trừ một số ít các chuỗi như Fivimart, . . ), trong khi họ có nhiều lợi thế để phát triển mặt hàng thực phẩm vì vị trí đẹp, diện tích đủ rộng, lượng khách ổn định >>> Vì sao họ không làm???
+++ Cửa hàng thực phẩm an toàn: Ở TP lớn rất nhiều, nhưng chỉ khoảng 30% là phát triển theo định hướng và xây dựng niềm tin với khách hàng. Còn lại là hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức về THỰC PHẨM AN TOÀN, THỰC PHẨM SẠCH, do vậy làm sao mà kiểm soát hết được nguồn vào cửa hàng là AN TOÀN vì bản thân họ không rõ. Thêm một yếu tố nữa là một số cửa hàng treo biển THỰC PHẨM AN TOÀN, SẠCH nhưng toàn bán hàng không có nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng >>> quy cho cái tội MÓC TÚI người tiêu dùng.

cac-buoc-thuc-hien-y-tuong-kinh-doanh-thuc-pham-rau-sach-hinh-anh-4
Vậy thì làm sao để mở được cửa hàng thực phẩm an toàn và phát triển được trong bối cảnh hiện nay????
1) Xác định đối tượng người tiêu dùng của mình là ai???
— Là khu dân cư có dân trí cao, thu nhập từ 10tr-15tr là ok, cái này em có cả mấy cái báo cáo về thị hiếu người tiêu dùng ah, hehehe. Bởi họ hiểu được GIÁ TRỊ của thực phẩm an toàn.
2) Xác định nguồn nhập: cái này thực sự là RẤT KHÓ với các bác không trong nghề và các cửa hàng đơn lẻ, vì:
— Khối lượng tiêu thụ hàng ngày của 1 cưa hàng nhỏ và vừa thì khó có thể tiếp cận được nguồn cung đa dạng, chất lượng.
— Hiểu biết về sản phẩm mình đang nhập có phải an toàn không? các bác có thể đọc thêm về mùa vụ của các loại rau, củ, quả, VD: Mận cơm bán ở ngoài đường — 99% là của Trung Quốc vì ở VN diện tích rất ít, không có để bán ra thị trường nhiều như vậy. VN chỉ có mận Tam hoa (nhiều nơi gọi là mận hậu), thời vụ từ khoảng giữa tháng 5 đến hết tháng 6 ( không tính giai đoạn mận trái khoảng tháng 4 – tháng 5). Hay như ngoài chợ bây giờ gọi CAM VINH ấy — là hàng TRUNG QUỐC. ===> Kiến thức này để xác định nguồn gốc.
— Check bằng mắt với các sản phẩm nhạy cảm như: Cải mơ, Xà lách, cà chua, quýt đường. . . Cái này khó chia sẻ quá nhưng làm lâu lâu các bác sẽ có kinh nghiệm.
. . ..
3) Định giá sản phẩm:
Cái này nhìn ngoài thì dễ nhưng cũng phức tạp đấy ah, vì thưc j phẩm thì nó sẽ có độ hao hụt tự nhiên và hư hỏng, giảm chất lượng.
Ví dụ: Sầu riêng chín tự nhiên, từ lúc nhập về đến lúc nó chín thì hao hụt khoảng 20-30% khối lượng tự nhiên. Do vậy mà ngoài chợ họ dùng thuốc tiêm cho nó chín nhanh, không hao hụt, nhìn mẫu mã đẹp, dễ vận chuyển, . . .
— Kiểm soát chất lượng: thường thì trái cây có 3 giai đoạn chín: chín sinh lý, chín vừa và chín thuần thục. Tốt nhất là nhập lúc chín vừa, để bán 1-2 ngày nó chín thuần thục là ok, sau giai đoạn chín thuần thục thì trái cây sẽ kém chất lượng ==> sale off mạnh, mặc dù nó không thối. Lưu ý: với quả ôn đới: mận, hồng, đào, lê, . . . thì nó sẽ không tiếp tục chín sau khi hái, còn quả nhiệt đới thì sẽ tiếp tục chín sau khi hái, do vậy lượng nhiệt tỏa ra và thoát khí rất cao nên phải để lỗ thở cho nó.

Nguồn sms-mart.net sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *