Làm sao để cạnh tranh với các cửa hàng lớn?
Sau nhiều năm trời tích lũy vốn, bạn muốn mở một cửa hàng tạp hóa để xây dựng sự nghiệp riêng. Thế nhưng, ngặt một nỗi lĩnh vực nào càng đem lại nhiều lợi nhuận thì cạnh tranh càng gay gắt. Khu vực mà bạn dự định mở cửa hàng rất có thể cũng đã tồn tại khá nhiều cửa hàng lớn với lượng khách hàng lâu năm và nguồn hàng phong phú, giá cả thấp. Phải làm gì để cạnh tranh với họ và giành chiến thắng?
Phản ứng đầu tiên của bạn có thể là giảm giá để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, đây không phải là một ý hay. Bạn có thể không đủ tiềm lực để cạnh tranh với đối thủ mạnh hơn mình và hành động đó sẽ là lấy trứng chọi đá. Ví dụ điển hình là tấm gương phá sản của hàng loạt siêu thị điện máy do cuộc chiến giá cả trong năm nay. Nếu bình tĩnh suy xét, bạn sẽ nhận ra mỗi cửa hàng đều có một lợi thế riêng. Một nghiên cứu cho thấy rằng một cửa hàng có thành công hay không phụ thuộc 80% vào khả năng quản lý và phương pháp kinh doanh của người chủ. Dưới đây là một số gợi ý có thể giúp bạn cạnh tranh được với những đối thủ mạnh hơn mình, thậm chí là những chuỗi siêu thị với quy mô quốc gia.
1. Tìm nguồn hàng giá rẻ, chất lượng tốt, phong phú
Tìm nguồn hàng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ người chủ nào. Thực tế chứng minh cửa hàng nào có được nguồn cung cấp ổn định, phong phú với giá cả thấp sẽ chiến thắng các đối thủ còn lại. Bạn có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích về nguồn hàng cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini tại đây.
2. Phương pháp bán hàng
Thứ nhất, bạn có thể bán tại cửa hàng, kết hợp các hình thức phát tờ rơi, quảng cáo qua người quen, qua điện thoại hoặc tới từng nhà.
Thứ hai, bạn có thể áp dụng thương mại điện tử để bán qua Internet. Chỉ riêng việc bán hàng trên Internet đã là cả một khối lượng công việc khổng lồ. Từ việc lập website, blog, facebook tới việc tham gia các diễn đàn để bán hàng, bạn cần đầu tư công sức không nhỏ. Đối với các cửa hàng, siêu thị lớn, việc giao tiếp với từng khách hàng qua facebook hay các diễn đàn rất yếu, nếu không muốn nói là hầu như không có. Do vậy, bạn có thể tạo ra sự khác biệt của mình bằng cách tăng cường giao tiếp với các khách hàng mục tiêu qua các trang mạng xã hội đại chúng như Facebook, Twitter, Youtube, G+, Pinterest,… Hãy trao đổi với từng khách hàng tiềm năng như những người bạn chân thành nhất. Điều này không chỉ giúp bạn có thêm được lượng khách hàng mới mà còn giúp bạn có thể thực hiện được chiến lược tiếp thị truyền miệng một cách hiệu quả.
Thứ ba, trưng bày hàng hóa một cách khoa học, phù hợp. Ở bài viết này, chúng tôi đã trình bày một số kiến thức cơ bản về trưng bày hàng hóa. Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với SMS-MART nếu cần tư vấn thêm.
Thứ tư, lên kế hoạch mua hàng và đặt hàng hợp lý. Thời gian đầu, có thể do vốn ít, bạn nên tập trung vào những loại hàng bán chạy với số lượng lớn. Ví dụ: Khi nhập dầu ăn, chỉ cần nhập 1, 2 loại nhưng là những loại bán chạy với số lượng lớn sao cho lúc nào cũng có hàng để bán cho khách. Tận dụng các mối quan hệ để mua hàng trả chậm, hàng ký gửi cũng là một trong những cách hay khiến cửa hàng của bạn lúc nào cũng phong phú mà không phải bỏ ra quá nhiều tiền vốn.
Thứ năm, quản lý chặt chẽ chi phí, tránh thất thoát. Thời gian đầu, với quy mô nhỏ, có thể bạn chưa cần đầu tư phần mềm quản lý bán hàng. Tuy vậy, tất cả các khoản thu, chi cần được quản lý chặt chẽ bằng ghi chép. Nhiều người mở cửa hàng sau một thời gian không biết mình lỗ hay lãi do không ghi chép lại cẩn thận. Nếu muốn sự nghiệp của mình bền vững, bạn phải học cách quản lý chi phí ngay từ đầu, chỉ chi tiền cho những hoạt động thiết yếu, ưu tiên chi cho những gì có thể sinh ra lợi nhuận ngay như hoạt động bán hàng, thu tiền…
Thứ sáu, không ngừng gia tăng các sản phẩm và dịch vụ để khai thác tối đa mặt bằng. Ví dụ một số sản phẩm, dịch vụ bạn có thể bán kèm cùng với hàng tạp hóa như sau: thẻ điện thoại, nhận chế biến thực phẩm, mua hàng giúp khách, cung cấp dịch vụ tư vấn trưng bày, mở cửa hàng…
3. Tạo ra sự khác biệt của riêng bạn
Những doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh sẽ không tìm các biện pháp để hãm hại đối thủ. Thay vào đó, họ khiến cho “ngọn nến của mình tỏa sáng mà không cần làm tắt các ngọn nến khác”. Hãy cho khách hàng thấy đâu là ưu thế của bạn bằng cách tập trung vào những dịch vụ khách hàng riêng biệt, ưu việt.
Bất cứ một doanh nghiệp, một cá nhân nào cũng có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh của riêng mình. Do vậy, để giành chiến thắng trước đối thủ và tồn tại trên thương trường, bạn phải biết tìm ra điểm mạnh của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hãy nhớ rằng thành công của một cửa hàng, siêu thị hay một doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào yếu tố con người.
SMS-MART – Tư vấn tổng thể về giải pháp bán lẻ