Khi bạn xác định kinh doanh bất kỳ một lĩnh vực nào thì bạn nên làm tốt 5 yếu tố sau

  1. Sản phẩm
  2. Bán hàng
  3. Luật
  4. Truyền thông
  5. Lưu lượng tiền.

4-sai-lam-trong-trung-bay-hang
– Sản phẩm chỉ là phần nổi của tảng băng trôi thôi bạn ah.
– Doanh nghiệp (cụ thể là siêu thị mini) của bạn ra đời trước khi nó được thành lập.
1. Thủ tục: Thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân/công ty vì nó sẽ liên quan đến trả tiền nhà cung cấp, nếu là cửa hàng tạp hóa thì không cần.
Vốn nó sẽ phụ thuộc vào bán cái gì. Tuy nhiên, những items cơ bản:
1. Giá kệ (nên đi mua)
2. Đèn đóm, điều hòa
3. Camera chống trộm
4. Máy tính tiền
5. Nhân viên bán hàng: 1 mình bạn làm kô nổi đâu, dù có mini đến đâu đi chăng nữa <br />
6. Nguồn hàng: Có thể chia thành các ngành hàng như sau cho dễ hiểu: Hóa mỹ phẩm và thực phẩm (tứoi sống, đông lạnh)
a. Hóa Mỹ Phấm: Chăm sóc nhà cửa, giặt tẩy, nứoc xả vải, chăm sóc tóc, chăm sóc da, chăm sóc răng miệng, chất lầm thơm nhà, tủ quần áo.
b. Tã/ giấy: Bỉm, BVS, giấy vệ sinh, giấy ứơt, giấy khô
c. Thực phẩm
c.1. Đồ uống
Trà: (trà tan, trà nhúng, trà mạn, …), bia, Nứoc ngọt, sữa (sữa bột/ tươi đóng chai lạnh/ sữa bịch, sữa đậu nành), nứơc đóng chai
c.2: Đồ ăn:
bánh, kẹo, bim bim (cái này thì vô kể, nên lọc ra trứoc khi quyết định nhập),
c.3 gia vị nấu nứong
nứoc mắm, xì dầu, dấm, muối…. Ra chợ mà nhìn nhé.
c.4 Đồ khô
Mỳ ăn liền, các loại gia vị khô: miến, nấm hương, mộc nhĩ, gạo..
d. Đồ gia dụng: chắc siêu thị nhỏ kô làm, nhưng mấy thứ vớ vẩn như dao, thìa thì nên có.

Bạn nên nhớ làm siêu thị cực kỳ là time-consuming và nhiều việc lặt vặt hơn con mọn. và nhiều khi lấy công làm lãi thôi.
Siêu thị mini, cứ đi xem các siêu thị khác là học được ngay mà.
1 Giá kệ: đóng hoặc mua sẵn( mua sẵn đẹp hơn nhưng đắt hơn), cái này thùy theo tổng ngân sách của bạn.
2. Đèn đóm, chiếu sáng, điều hòa: Lưu ý ko nên để đèn chiếu thẳng vào mắt khách hàng, chỉ nên chiếu vào hàng hóa thôi.
3. Camera chống trộm: Gọi một thằng cấp camera đến tw vấn giải pháp (chỉ khoảng 15t cho 4 cam)
5. Máy tính tiền: Khoảng 2000USD cho 4 quầy, bao gồm máy tinh, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn.
6. Nguồn hàng: CÁi lày khó và quan trọng nha, khi bắt đầu mở thì nhân viên bán hàng các hãng đến đầy nhưng cái khó là giá, chiết khấu, công nợ, trả lại &amp;amp; các ràng buộc khác…
7. Với dtich đó, tổng chi phí cho thiết bị khoảng 150tr (ko tính sửa nhà nếu có), hàng hóa khoảng 600tr.
7 Thu tiền: ÔI nhiều tiền quá.
PS: Biển hiệu đừng làm vội, kiểu gì cũng có một hãng đến đề nghị làm biển qc cho, còn được trả tiền treo biển và tiền điện hàng tháng nữa

Nếu bạn đang muốn mở siêu thị thì mình có một số tư vấn cho bạn như sau:
* Địa điểm: Cần chọn những nơi đông dân cư. Địa điểm mở siêu thị và chỗ bạn ở nên một chỗ hoặc phải gần nhau, phải tách biệt thì bạn sẽ tận dụng được công việc gia đình khác cũng như yên tâm hơn trong việc quản lý hàng hóa, thoải mái bày hàng, tận dụng làm việc gia đình.
* Sản phẩm: bạn nên phân loại nhóm hàng hóa ra rồi chọn một số nhóm hàng chủ yếu: Thực phẩm – Hóa phẩm – Mỹ phẩm – Baby – Bánh kẹo… Theo mình thì bạn không nên vừa kinh doanh thực phẩm cùng với những đồ gia dụng (chậu – dao – xoong..) vì như thế rất lan man, với lại số vốn của bạn có hạn nên hãy cân đối để đưa ra quyết định cuối cùng.
* Giá cả: Hãy điều tra kĩ giá trong khu vực, đừng thấp quá mà cũng đừng cao quá. Với lại giá bán sẽ phụ thuộc rất nhiều vào số lượng hàng bạn lấy trên một đơn hàng, bởi càng lấy nhiều thì sẽ được chiết khấu cao hơn cũng như tiền trưng bày của các nhà cung cấp. Để lấy được giá hợp lý bạn nên tìm đến giám sát bán hàng khu vực để trao đổi, như thế sẽ hạn chế được nhân viên bán hàng cung cấp thông tin không đúng cho bạn (có một số nhân viên bán hàng hay nói dối theo kiểu này: Có thể mình mua 5 thì được tặng một nhưng nhân viên bán hàng lại nói phải mua 8 mới được tặng 1 hoặc là tỷ lệ chiết khấu cũng thế, thực tế mua đơn hàng 1 triệu được chiết khấu 5 % nhưng nhân viên bán hàng lại nói mua 1,3 triệu thì mới được chiết khấu 5 %). Bạn phải lưu ý những cái đó.
* Chất lượng sản phẩm: Bạn không nên nhập hàng của nhân viên tiếp thị nếu như không biết trụ sở của nhà cung cấp đó ở đâu, vì hiện nay đặc biệt là hàng thực phẩm và mỹ phẩm có rất nhiều hàng giả, đừng ham rẻ mà nhập hàng bạn sẽ mất khách ngay.
* Trưng bày: Bạn nên mua kệ trưng bày. Ngoài ra còn phải mua tủ mát. Nếu doanh số bán chậm thì hãy thử thay đổi vị trí nhóm hàng hóa. Thay đổi khi nào cảm thấy doanh số tăng hoặc ổn định là được, hoặc trưng bày theo mùa (tết thì bày bánh kẹo ra ngoài, 8/3 nên bày mỹ phẩm ra ngoài…). Ánh sáng trong cửa hàng phải đảm bảo, hãy làm cho cửa hàng thật chật chội nhưng phải ngăn nắp. Như thế, khách hàng thấy nhiều hàng thì họ mới vào.
* Nhân sự: Với diện tích 60m2 thì mình nghĩ chỉ cần tối đa 4 nhân viên bán hàng chia làm hai ca. Một điều cần lưu ý là bạn mở ra thời gian mới đầu bạn phải ở cửa hàng rất nhiều, đây là một sự đánh đổi đấy. Hãy cứ làm đi bạn sẽ thấm thía điều này, bạn sẽ không có ngày nghỉ, ngày lễ… trừ khi bạn setup được hệ thống quản lý. Nhân sự phải là những người tin tưởng, bán hàng này nói chung là trên một sản phẩm rất ít nên không quản lý được sẽ lỗ chắc. Với quy mô như thế này nên sử dụng phầm mềm quản lý bán hàng, đầu đọc mã vạch, máy in hóa đơn và giá. Hàng tháng nên kiểm kê một lần để đối chiếu với lượng hàng tồn trong phần mềm xem có bị thất thoát hay không để điều chỉnh trong cách quản lý hàng hóa cũng như nhân sự.
Hãy đào tạo nhân sự những vấn đề cơ bản sau: Không ban giờ để khách hàng bực tức bỏ đi, trả tiền thừa bằng hai tay, dạ vâng thưa gửi rõ ràng…
* Quảng cáo: Hãy khuếch trương cửa hàng bằng tấm biển quảng cáo lớn, âm thanh. Đặc biệt là hôm khai trương phải xây dựng được chương trình khuyến mại có thể bán lỗ ít hoặc hòa vốn những sản phẩm thiết yếu (nước mắm, dầu ăn…). Điều quan trọng là phải để khách hàng biết về thông tin đó bằng những tấm băng rôn trước cửa hoặc phát tờ rơi trước đó mấy ngày trong vòng bán kính nào đó mà bạn thấy phù hợp.
Đôi lời chia sẻ cùng bạn.
Chúc bạn thành công.

1. Theo mình muốn quản lý hàng hóa thì đơn giản mà, vì là cửa hàng tạp hóa nhỏ nên chỉ cần sắm 1 em máy tính là được thôi. Nếu nhà bạn có đông khách quá thì thuê một em chuyên ghi chép số lượng hàng bán rồi theo dõi tồn kho, sắp xếp hàng hóa . 1 tháng bạn cùng em ý kiểm kho lại khoảng 2 lần là ok mà. Còn mẹ em đứng ngoài thu tiền là được thôi.
2. Siêu thị thì phải sắm kệ để đồ, và nên có camera để đề phòng người ko tốt
3. Thực ra mình thấy nếu nhà bạn đã có cửa hàng tạp hóa rồi thì nên nghĩ cách làm sao để tăng lợi nhuận từ cửa hàng hiện tại.Chẳng hạn xem thử có chi phí nào không cần thiết có thể cắt giảm không? Có thể mở rộng đối tượng khách hàng không (trước đây chủ yếu khách trong bệnh viện giờ mở rộng cho khách đi đường hoặc khu vực gần đó) ? Làm thế nào để tận dụng mặt bằng hiệu quả hơn (tăng doanh thu giới thiệu sản phẩm chẳng hạn) ? Hoặc có thể bày trí lại cửa hàng, tính toán thời gian sao cho tiết kiệm thời gian công sức hơn… Nếu bạn có thể gia tăng lợi nhuận khoảng 10% và cắt giảm chi phí cũng bằng đó thì cũng có thể gọi là thành công rồi.
Kết luận:
1. Bạn cần chuẩn bị mặt bằng: xây hoặc thuê
2. Cần trang thiết bị phục vụ bán hàng: Giá kệ siêu thị, camera an ninh, phần mềm bán hàng (đỡ đau đầu).
3. Khi có kệ rồi. Nhà cung cấp sẽ ùn ùn kéo đến. bạn trở thành ông chủ. Nhận hay không nhận hàng của họ. Bán cho ai là may cho người đó. Nhưng bạn phải có danh sach mặt hàng có đủ thông tin giá cả trước để so sánh. (cái này bạn liên hệ với tôi, tôi giúp). Danh mục mặt hàng bạn muốn bán như thế nào. Qua công ty tôi tư vấn miễn phí.
4. Khảo sát tí chút giá chung của xung quanh để có phương án lôi kéo khách.
5. quản lý bán hàng, quan trọng nhất là không để thất thoát. biết xem báo cáo bán hàng để biết lãi lỗ thế nào.
Mình thì không có bản kế hoạch cụ thể, nhưng có đọc qua bài này thấy đây là kinh nghiệm hay khi kinh doanh lĩnh vực siêu thị, bạn đọc qua tham khảo nhé

1. Xu hướng sẽ gia tăng chi phí bán hàng
Hiện nay hệ thống bán lẻ hiện đại của Việt Nam được đánh giá là hiệu suất còn thấp, nên trong tương lai gần, các nhà bán lẻ sẽ tiếp tục tìm mọi cách để nâng cao hiệu suất kinh doanh trên từng mét vuông quầy kệ, cũng là để bù cho chi phí đầu tư mở rộng hệ thống.
Ngoài ra, cơ cấu chi phí của nhà bán lẻ nằm nhiều ở những khoản không tiết giảm được thì họ cũng sẽ tìm cách “chuyển chi phí sang cho nhà cung cấp” như: yêu cầu tăng mức chiết khấu hoặc gia tăng danh mục chi phí. Đây là điều mà các doanh nghiệp phải tính táo, thấu hiểu cặn kẽ, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi tiến hành đàm phán với nhà bán lẻ. Cần xem xét kỹ chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp mình và với riêng kênh siêu thị để có quyết sách hợp lý.

2. Hiểu, thích nghi để xử lý thực trạng bùng nổ hàng nhãn riêng (của siêu thị)
Với tỷ lệ công bố dưới 20% doanh số là các nhãn hàng riêng thì ngành bán lẻ hiện đại Việt Nam đang ở trong thời kỳ đầu của quá trình này. Đây là xu hướng tất yếu, không thể tránh khỏi, ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp, doanh nghiệp có thị phần càng lớn thì bị ảnh hưởng càng nhiều. Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực, thì với doanh nghiệp, chiến lược sản phẩm là cực kỳ quan trọng và phải được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.
Cần nhớ rằng cho dù nhãn hàng riêng có lợi thế về giá và vị trí trưng bày nhưng không hẳn là người mua hàng luôn luôn quyết định mua vì hai yếu tố này. Nếu có sự nhanh nhạy, chiến lược sản phẩm linh hoạt thì doanh nghiệp có thể hạn chế sự ảnh hưởng của nhãn hàng riêng.

3. Thích nghi với việc xuất hiện kênh bán hàng mới
Với việc ra đời của Co.opXtra với mô hình cung ứng dịch vụ bán sỉ, chính là một kênh bán hàng mới mà doanh nghiệp có thể tận dụng. Muốn bán hàng cho hệ thống mới này, doanh nghiệp phải thiết kế lại kế hoạch tiếp cận thị trường mới sao cho phù hợp và cân bằng với các kế hoạch hiện có. Không chỉ Co.opmart, ngay một nhà bán lẻ có truyền thống về bán sỉ như Metro thì các kênh bán hàng trực thuộc cũng luôn có sự thay đổi theo từng thời kỳ, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn tìm hiểu chiến lược sản phẩm và phân phối hiện tại của mình có phù hợp không, nếu không thì phải thay đổi như thế nào cho tối ưu. Doanh nghiệp đang bày tỏ lo ngại là khi xuất hiện các nhà bán lẻ quốc tế thì nhiều sản phẩm nước ngoài sẽ tràn vào; nhưng cũng cần lưu ý là có một dòng chảy ngược lại, là một kênh tiềm năng để doanh nghiệp Việt có thể đưa sản phẩm đến với chuỗi cung ứng toàn cầu của nhà bán lẻ.

4. Chú ý xu hướng cạnh tranh mạnh tại điểm bán
Cuộc chiến giành quầy kệ, thu hút khách hàng ngay tại điểm bán sẽ ngày càng khốc liệt. Đây là yếu tố chính khiến cho chi phí đầu tư tại điểm bán sẽ tăng nhanh (nhiều chuyên gia dự đoán rằng tỷ lệ gia tăng này có thể tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng các ngành hàng). Yếu tố quan trọng nhất cần nói đến đó chính là đầu tư về con người, một lực lượng bán hàng có đầy đủ kỹ năng, kiến thức với siêu thị. Đây cũng chính là yếu điểm lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam so với các công ty nước ngoài. Lực lượng này không chỉ phải am hiểu về hành vi người mua hàng, sự phát triển của ngành hàng mà còn phải có khả năng đàm phán, làm việc hiệu quả với đại diện các nhà bán lẻ vốn được đào tạo ngày càng chuyên nghiệp. Doanh nghiệp nào xây dựng được lực lượng này mạnh sẽ giành được ưu thế lớn hơn trong cuộc cạnh tranh tại điểm bán. Họ chính là sự bổ sung lý tưởng cho chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược chiêu thị, chiến lược quản lý điểm bán lẻ cho doanh nghiệp.
Tóm lại, xu hướng tăng mạnh sự cạnh tranh trong kênh bán lẻ hiện đại là điều không thế tránh khỏi, tuy nhiên trong thách thức vẫn có rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có sự kiên trì, nỗ lực am hiểu người tiêu dùng, người mua hàng, nhà bán lẻ để từ đó có chiến lược tổng thể và chi tiết phù hợp.

 

Nguồn sms-mart.net sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *