Quy trình xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho siêu thị

Theo nghị định số 38/2012/NĐ-CP thì tất cả các đơn vị là cá nhân, tổ chức, công ty sản xuất, kinh doanh thực phẩm bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó siêu thị là nơi tiêu thụ rất lớn những mặt hàng thực phẩm và hàng hoá nên bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Bài viết dưới đây đề cập đến quy trình xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ công thương cấp.

images-3

 

1. Vì sao cửa hàng bán tạp hóa phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)

Đảm bảo những vật dụng chứa đựng, kệ chứa đựng, cơ sở buôn bán phải đúng các tiêu chuẩn VSATTP, hạn chế các mối nguy hại từ ngoài vào trong sản phẩm, bảo đảm giữ được chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó, sản phẩm có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, an toàn cho sức khỏe cho khách hàng đến mua.

2. Điều kiện An toàn thực phẩm của cửa hàng tạp hoá

– Các sản phẩm bày bán có đầy đủ nhãn mác theo quy định, rõ nguồn gốc và còn hạn sử dụng.

– Phải có giá, tủ, kệ, kê xếp thực phẩm thông thoáng, chống được bụi, mưa, nắng, gió, côn trùng và động vật gây hại.

– Phải kiểm tra thường xuyên về nhãn mác, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của thực phẩm được bày bán trong cửa hàng, kịp thời loại bỏ các thực phẩm quá hạn, biến chất hư hỏng.

Nhân viên bán hàng phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và có thực hành tốt vệ sinh cá nhân.

– Phải có thiết bị bảo quản chuyên dụng phù hợp với các loại thực phẩm khác nhau.

– Tuyệt đối không dùng các phụ gia, chất bảo quản ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.

3. Hồ sơ thủ tục xin chứng nhận an toàn thực phẩm cửa hàng tạp hóa

Theo hướng dẫn của thông tư 29/2012 BCT Quy trình cấp chứng nhận ATTP Bộ Công Thương của các cơ quan được phân công như sau:

– Doanh nghiệp nộp lên cơ quan có thẩm quyền 2 bộ hồ sơ xin cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm.(Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm)
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định.
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định.

– Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận của cơ sở theo quy định; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ; thời gian chờ bổ sung hồ sơ của các cơ sở không tính trong thời gian thẩm định hồ sơ.

– Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức thẩm định nội dung hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở.

– Đoàn thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập gồm từ 03 đến 05 thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 số thành viên là cán bộ làm công tác chuyên môn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định “Đạt”, Cơ quan có thẩm quyền phải cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.

4. Thời gian hiệu lực Giấy phép an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương cấp là: 03 năm.

5. Xử lý vi phạm khi không xin giấy phép vệ sinh

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Chúc các bạn kinh doanh thành công!

Nguồn: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *