Các bước mở cửa hàng tạp hóa cho người chưa có kinh nghiệm

Đa phần những người có ý định kinh doanh cửa hàng tạp hóa đều chưa có kinh nghiệm và luôn có nhu cầu tìm kiếm thông tin để có thể bổ sung cho việc công việc chuẩn bị mở cửa hàng tạp hóa của mình, và họ không biết phải bắt đầu từ đâu. Sau đây là hướng dẫn các bước dành cho người có kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa.
chieu-tiep-thi-me-long-nguoi-300x195
Các bước mở cửa hàng tạp hóa cho người chưa có kinh nghiệm
1. Lên kế hoạch chuẩn bị cho việc kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Cần có một kế hoạch chuẩn bị khá chi tiết cho kế hoạch kinh doanh của mình để có thể chuyển sang bước thứ 2 đó là tìm mặt bằng kinh doanh cửa hàng tạp hóa phù hợp.
Bản kế hoạch này có thể gồm những yếu tố cơ bản như sau:
a. Dựa theo vốn đầu tư: Đây là có lẽ là vấn đề dẫn đến việc thanh lý cửa hàng nhiều nhất trong các nguyên nhân dẫn đến việc cửa hàng không thể tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh được, vốn cần đầu tư cần được xét dựa trên các yếu tố sau:
– Khu vực
– Quy mô
– Mô hình kinh doanh
– Diện tích
– Nhóm hàng tập trung kinh doanh
– Dịch vụ tập trung

b: Dựa theo nhóm khách hàng tập trung: Việc tập trung vào nhóm đối tượng nào đó sẽ giúp cho cửa hàng được định vị trong tâm trí khách hàng, không một cửa hàng tạp hóa, hay siêu thị mini mart nào có thể phục vụ được 100% đối tượng nhóm người tiêu dùng ở khu vực đó, do đó cần thiết chỉ nên tập trung vào nhóm đối tượng phù hợp với khu vực, địa điểm, mô hình kinh doanh và phù hợp với con người mình

c. Dựa theo hàng hóa tập trung: Có nhóm đối tượng khách hàng tập trung rồi thì cần thiết lên kế hoạch nhập những sản phẩm phù hợp cho đối tượng khách hàng đó
2. Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh tạp hóa
Mặt bằng kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh tạp hóa, bởi nếu lựa chọn những vị trí không phù hợp, hoặc có cạnh tranh quá cao, chắc chắn công việc kinh doanh sẽ gặp không ít khó khăn từ khía cạnh vị trí kinh doanh của mình.
Để có thể thuê mặt bằng kinh doanh phù hợp với mô hình kinh doanh của mình cần dựa trên những yếu tốt sau:
– Vốn đầu tư
– Quy mô cửa hàng
– Nhóm khách hàng tập trung
– Nhóm sản phẩm tập trung
Mặt bằng kinh doanh là khoản chi phí rất lớn trong chi phí của cả cửa hàng, do đó việc lựa chọn địa điểm kinh doanh rất cần được coi trọng và đặc biệt phải được quan tâm, nhất là giai đoạn đầu, kinh doanh cửa hàng tạp hóa chưa có doanh thu lớn đồng nghĩa với việc chưa có lợi nhuận nhiều, trong khi đó chi phí tiền thuê mặt bằng vẫn phải hàng tháng ra đi.
3. Thiết kế và đầu tư cơ sở vật chất
Nếu xác định xây dựng mô hình kinh doanh tạp hóa có kế hoạch bài bản thì ngay từ đầu mặc dù các chủ cửa hàng kinh doanh cửa hàng tạp hóa chưa có kinh nghiệm cũng nên chủ động trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu theo một thiết kế chuẩn ngay từ đầu (có thể tự thiết kế hoặc thuê). Trong phần thiết kế cửa hàng bao gồm các yếu tố sau:
– Thiết kế biển bảng hiệu
– Thiết kế màu sắc, logo cho cửa hàng
– Thiết kế bố trí các thiết bị, cơ sở vật chất cho không gian cho cửa hàng
* Cơ sở vật chất cho cửa hàng bao gồm:
– Giá kệ siêu thị (kệ, kệ kho)
– Camera giám sát an ninh
Phần mềm bán hàng
– Máy tính bàn hoặc laptop
– Máy đầu đọc mã vạch
– Máy in phiếu bán hàng
– Máy in tem sản phẩm
– Bàn thu ngân
7-sai-lam-tai-hai-thuong-gap-trong-kinh-doanh-ban-le-4-300x155
4. Tìm nguồn hàng cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mart
Tìm nguồn hàng cho cửa hàng tạp hóa luôn là vấn đề đau đầu đối với chủ cửa hàng tạp hóa chưa có kinh nghiệm, do đó trong quá trình chuẩn bị, và sau khi thuê được mặt bằng thì nên chủ động làm cùng với công việc tìm nguồn hàng.
Cách tìm nguồn hàng cho cửa hàng tạp hóa hiệu quả có thể bằng các cách sau:
1. Lấy số di động Hotline có trên bao bì sản phẩm
2. Lên mạng tìm kiếm (có thể từ google, từ các trang cung cấp như: Kenhphanphoi.vn, timdaily.vn…)
3. Qua cửa hàng gần mình nhất đón đợi sale rồi lấy thông tin, cách này là hiệu quả nhất và nhanh nhất
4. Lấy hàng từ các Chợ lớn gần mình nhất
5. Treo biển hoặc băng zone lên, để Sale biết có cửa hàng sắp mở vào chào hàng.

5. Mua hoặc xin tủ mát, tủ kem
Bất kể cửa hàng tạp hóa hay siêu thị mini mart dù lớn hay nhỏ đều phải có ít nhất một tủ mát và tủ kem, đó là công cụ bán hàng bắt buộc đối với mô hình kinh doanh này, nhưng đa phần đối với những người chưa có kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa đều phải bỏ tiền ra mua tủ mát hoặc tủ kem, bởi họ không biết được rằng trên thị trường cung cấp đồ uống, sữa chưa, hay kem đa phần đều có chương trình hỗ trợ cho khách hàng tủ, chính vì vậy mà nên tận dụng xin mượn 02 loại tủ này từ các hãng.

Thời gian xin tủ cần được lên kế hoạch sớm, thông thường cần báo cho các đơn vị cung cấp tủ trước khoảng 15-30 ngày, bởi thủ tục xin cấp tủ cũng cần được phê duyệt.

6. Lên kế hoạch khai trương và bán hàng
Thời điểm khai trương cũng rất quan trọng, nhất là đối với những người chưa có kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, bởi tâm lý chung của đa phần những người mới này đều muốn triển khai kế hoạch khai trương sớm để có thể bắt tay vào công việc bán hàng luôn, hoặc cũng một phần do tâm lý phải chịu chi phí mặt bằng, nhưng đa phần khi chuẩn bị chưa tốt mà triển khai kế hoạch khai trương quá sớm rất dễ dẫn đến những tình huống như: Nhầm giá, thiếu hàng, giá cao giá thấp…. Do đó nên chọn thời điểm ngày khai trương hợp lý để có thể khắc phục được những rủi ro không đáng có.

7. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng

– Nhân sự luôn là vấn đề đau đầu với bất kể doanh nghiệp nào nói chung và mô hình kinh doanh mini mart nói chung, từ khâu tuyển dụng lẫn đào tạo.

– Trên 80% nhân viên, quản lý bán hàng tại các cửa hàng tạp hóa và siêu thị mini mart không qua các khóa học về bán hàng, đặc biệt là khóa học trực tiếp về bán hàng siêu thị, chính vì vậy hiệu quả trong kinh doanh luôn trong tình trạng thấp.

Chỉ có nâng cao trình độ kiến thức bán hàng từ cấp chủ quầy hàng tới nhân viên bán hàng thì mới có bộ máy nhân sự đồng bộ hoạt động tốt với năng suất lao động cao.

8. Khai thác tối đa hiệu quả của quầy hàng
Đây là vấn đề vô cùng vô cùng quan trọng trong kinh doanh nói chung và mini mart nói riêng, nếu bạn trừ tất cả các chi phí trong cửa hàng của bạn bao gồm:
– Mặt bằng (dù nhà của bạn thì cũng phải tính)
– Nhân sự (bao gồm lương của bạn)
– Điện nước
– Khấu hao hàng hóa
– Lãi ngân hàng
– Thuế
– Chi phí khác
Thì cam đoan có trên 90% các cửa hàng đang kinh doanh tạp hóa, hay siêu thị mini không đạt điểm hòa vốn (tức là lỗ).
Chính vì vậy việc làm thế nào để tối ưu lợi nhuận cho cửa hàng của bạn là điều bạn cần phải quan tâm và tìm hiểu.

Nguồn sms-mart.net sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *