Thực trạng năm đầu kinh doanh cửa hàng tạp hóa, nimimart, siêu thị

Đa phần những người có kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa, mini mart đều có sự chuẩn bị kế hoạch cho riêng mình, kể cả có dự kiến về doanh thu lẫn lợi nhuận cho cửa hàng mình kinh doanh, nhưng diễn biến thực tế tình hình chung vẫn có sự khác biệt rất nhiều, có quầy thì diễn biến đúng như dự đoán, nhưng có quầy hàng chỉ thanh lý sau 06 tháng khai trương, vậy thực tế diễn biến quá trình kinh doanh tạp hóa trong vòng 01 năm đầu như thế nào.

Ở bài viết này chỉ tập trung khai thác dựa trên thông tin với các quầy hàng tạp hóa, mini mart với chi phí đầy đủ: Thuê mặt bằng, nhân viên, vốn đi vay, khấu hao tài sản…

1. Giai đoạn 03 tháng đầu
Đa phần tâm lý chung, khi mới khai trương tâm lý rất hừng hực, nhưng thực tế diễn biến ở giai đoạn đầu này sẽ không như tưởng tượng nếu không biết làm marketing thực sự mạnh mẽ cho quầy hàng.
Giai đoạn này, đa phần các cửa hàng tạp hóa, mini mart đều có chung đặc điểm hàng hóa còn thưa thớt, giá thành sản phẩm chưa thể điều chỉnh sao cho phù hợp với địa điểm khu vực, đối tượng khách hàng, nhân sự không đầy đủ, chưa có kinh nghiệm dịch vụ bán hàng, chăm sóc khách hàng còn yếu.
Tâm lý người tiêu dùng chưa có đủ niềm tin để mua hàng của cửa hàng mới, cũng như đơn hàng có giá trị cao, chủ yếu là các đơn hàng nhỏ, hoặc khách hàng là từ người thân
Chủ quầy hàng tạp hóa, mini mart cũng chưa có kinh nghiệm để đào tạo nhân viên, thu hút khách hàng, tối ưu lợi nhuận nên dẫn đến doanh số thấp và lợi nhuận cũng thấp theo đó là thực trạng chung của hầu như các cửa hàng mới mở ra.
Giai đoạn này chính là giai đoạn khó khăn nhất của quầy hàng, cũng chính là giai đoạn mà tâm lý từ chủ quầy hàng, nhân viên đi xuống một cách trầm trọng, và bắt đầu có suy nghĩ và đặt câu hỏi liệu mình mở kinh doanh cửa hàng tạp hóa, mini mart là sai lầm? bởi chi phí hàng tháng vẫn phải đều đặn ra đi, điều nguy hiểm nhất đó chính là việc chi phí được lấy ra từ doanh thu bán được, khiến vốn nhập hàng càng eo hẹp.

13533068_788478974621081_1201466901567043283_n

2. Giai đoạn từ tháng thứ 3 – 6
Ở giai đoạn này về cơ bản có 02 trạng thái phổ thông:

2.1 Không biết cách cải thiện những khó khăn ở giai đoạn 03 tháng đầu, vốn tiền hàng bị thiếu, khách hàng chỉ tăng theo dạng tự nhiên, tức là tăng từ từ, nhưng không đủ để tăng doanh thu cũng như lợi nhuận để duy trì chi phí của cửa hàng, chắc chắn nhóm đối tượng quầy hàng này sẽ lâm vào hoàn cảnh vô tình khó khăn.

2.1 Biết cách cải thiện tính hình

Nếu biết cách cải thiện tình hình kinh doanh, chủ quầy hàng, nhân viên có kinh nghiệm hơn, với việc bổ sung hàng hóa kịp thời, khách hàng đến mua hàng thường xuyên, đông hơn, nhưng vẫn chỉ là tăng trưởng mang tính chất từ từ, chưa có sự đột phá về doanh thu, cơ bản đến tháng thứ 6 sẽ đạt được ngưỡng đủ để duy trì chi phí cho quầy hàng, đồng nghĩa với một chủ cửa hàng phổ thông, nếu biết làm thì sau 06 tháng có thể thoát lỗ, đi đến vùng an toàn.

3. Giai đoạn từ tháng thứ 6 – 9
Sau khi vượt qua 6 tháng đầu an toàn, đồng nghĩa cửa hàng có cơ hội tồn tại rất cao, bởi giai đoạn từ 6-9 này là giai đoạn các cửa hàng kinh doanh tạp hóa, mini mart không hiệu quả phải thanh lý nhiều nhất. Nên gần như cửa hàng nào đã vượt qua được 6 tháng đầu, và có kết quả kinh doanh khả quan thì bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển.

Ở giai đoạn này khách hàng sẽ gia tăng số lượng đều đặn, chất lượng đơn hàng cũng tăng theo bởi họ đã có niềm tin với quầy hàng, chính vì vậy, giai đoạn này các chủ cửa hàng cần đẩy mạnh các chương trình bán hàng nhằm để kích thích, tận dụng tối đa mãi lực sức mua của quầy hàng. Nhưng nếu không biết tận dụng thì ở giai đoạn này rất dễ cửa hàng đã đạt ngưỡng số lượng khách hàng, cũng như doanh số, đồng nghĩa với việc sẽ chỉ duy trì doanh số, lợi nhuận ở mức vượt qua điểm hòa vốn không đáng kể.

4. Giai đoạn từ tháng 9-12
Ở giai đoạn này gần như mọi thứ đã đi vào ổn định từ kinh nghiệm, hàng hóa, khách hàng, doanh thu, lợi nhuận. Ở giai đoạn này cửa hàng cần gia tăng dịch vụ chăm sóc khách hàng để giữ khách hàng, gia tăng chất lượng đơn hàng của nhóm khách hàng đang có, bên cạnh đó tập trung khai thác nhóm đối tượng khách hàng mới””2ác chủ cửa hàng tạp hóa nên tập trung khai thác triệt để lượng khách hàng đang có, bằng cách bổ sung lượng hàng hóa phù hợp với quầy hàng cũng như khách hàng, tối ưu hóa lợi nhuận bằng những sản phẩm mang lại lợi nhuận cao hơn so với các dòng sản phẩm phổ thông.

Nguồn sms-mart.net sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *